Có thể nói phong cách thiết kế nội thất là một trong những môn nghệ thuật sáng tạo độc đáo. Trong đó mỗi một loại phong cách đều mang những dấu ấn, cách bố trí và những đặc trưng riêng của mình. Do đó nếu bạn yêu thích sự tinh tế, nhã nhặn và mềm mại, pha lẫn hiện đại với cổ điển của Vintage thì nhất định bạn phải tìm hiểu về phong cách Art Nouveau trong thiết kế nội thất. Vậy phong cách Art Nouveau trong thiết kế nội thất là gì? Hãy cùng Mixfurnitures.com đi sâu vào tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Phong Cách Nội Thất Art Nouveau Là Gì ?
Phong cách này bắt nguồn từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX trước thế chiến lần thứ I tại Anh. Đồng thời phong cách Art Deco cũng là phong cách nối tiếp ngay sau phong cách này và chịu ảnh hưởng không ít bởi phong cách Art Nouveau. Theo tiếng pháp, phong cách nội thất Art Nouveau được hiểu là nghệ thuật mới. Nó còn có nhiều tên gọi theo các quốc gia khác như: Modern (Nga), Jugendstil (Đức), Modernisme (Tây Ban Nha), Stile Liberty (Ý)...Nhưng cho dù là dưới bất kỳ tên gọi nào thì không thể phủ nhận rằng phong cách này đều mang một vẻ đẹp rất ấn tượng và thời thượng
Phong cách nội thất Art Nouveau lấy cảm hứng từ 2 hình thức là hữu cơ và hình học, tạo nên những mảng thiết kế tự nhiên, sang trọng và thanh lịch hòa quyện với những đường nét mạnh mẽ của góc cạnh. Chính sự kết hợp này đã tạo nên một sự đổi mới chưa từng có trước đó, chính là phá bỏ những cấp bậc truyền thống để giành lấy tôn vinh và sự tự do. Đó cũng là lý do mà phong cách nội thất Art Nouveau sau khi phát triển và lan rộng đã đánh tan được hệ thống cấp bậc truyền thống của nghệ thuật và tôn lên giá trị hiện đại, phá cách đưa chúng đến đỉnh cao của nghệ thuật thiết kế.
Ngoài ra phong cách này còn chịu ảnh hưởng với những tư tưởng đổi mới nghệ thuật vào thời đó cũng như là ảnh hưởng bởi nghệ thuật Celtic và Nhật Bản, Art Nouveau hướng đến nét đẹp thẩm mỹ bất đối xứng, những họa tiết cách điệu hóa từ chất liệu thiên nhiên như hoa lá, cây cỏ, mặt trời, mặt trăng hoặc là các chất liệu huyền thoại tôn giáo như nữ thần, tiên nữ,...
2. Những Đặc Trưng Của Phong Cách Nội Thất Art Nouveau
2.1 Màu Sắc
Phong cách nội thất Art Nouveau là sự kết hợp giữa tính sang trọng và mềm mại nên các màu sắc thường được dùng trong phong cách này là màu vàng và bạc. Ngoài ra những gam màu khác có tính chất tự nhiên như nâu, begie, xám sẽ được lựa chọn để thiết kế trần nhà và tường. Các màu ánh tím, ánh hồng hay màu xanh nhạt dùng cho các vật trang trí để tạo ra không gian mềm mại, chuyển động. Do đó các tông màu từ sáng đến tối, từ đậm đến nhạt được lựa chọn theo từng cấp độ và được triển khai theo nhu cầu thiết kế của mỗi chủ đầu tư.
2.2 Vật Liệu Sử Dụng
Vật liệu trong phong cách nội thất Art Nouveau rất đa dạng và được sử dụng từ các loại vật liệu tự nhiên đắt tiền như dát vàng, bạc, thủy tinh, gốm sứ, lông thú, gỗ quý, đá cẩm thạch, bạc, thiếc… Đặc biệt các đồ vật được làm từ kim loại rèn theo phong cách hiện đại sẽ thường được sử dụng cho những đồ vật mang tính lâu dài, bền bỉ. Ngoài ra, với phong cách này những vật liệu chiếm diện tích lớn thường sẽ sang trọng nhưng đơn giản còn những chi tiết nhỏ hơn như tay vịn cầu thang, đèn,…sẽ là sự phá cách tự do uyển chuyển và độc đáo.
2.3 Đồ Nội Thất
Hầu hết các món đồ nội thất trong Art Nouveau đều được dát vàng, bạc hoặc ánh kim để làm nổi bật đường cong. Ngoài ra trong những không gian này thường sử dụng những chiếc đèn chụp thủy tinh để tỏa ra ánh sáng lung linh và rực rỡ nhiều màu sắc. Đặc biệt các phụ kiện trang sức cũng được ưa chuộng, với vẻ đẹp kiêu kỳ, sang trọng và hoàn hảo.
3. Một Số Mẫu Thiết Kế Nội Thất Theo Phong Cách Art Nouveau
3.1 Phòng Khách
Phòng khách Art Nouveau thường được bố trí tỉ mỉ, cầu kỳ để phô diễn được sự hoàn hảo của bức tranh nghệ thuật. Theo đó nơi đây thường được trang trí theo phong cách thiên nhiên với các họa tiết hoa lá và tô điểm thêm một vài chậu cây xanh đầy thu hút.
3.2 Phòng Ngủ
Trong không gian phòng ngủ thường được trang trí bằng những tấm gương lớn với khung hình tròn và những đường viền họa tiết lượn sóng mềm mại. Đặc biệt là việc sử dụng những bình hoa không đối xứng cùng với những bức tranh trang trí Phục Hưng tùy chỉnh theo phong cách tân cổ điển cũng là gợi ý khuyên dùng cho nơi đây.
3.3 Phòng Bếp
Trong không gian phòng bếp thường được bố trí mang đến sự cách tân nghệ thuật với thiết kế chú trọng vào sự bất cân đối với những đường uốn lượn thanh thoát. Đặc biệt là các phụ kiện đồ trang trí tại đây thường ưa chuộng các mẫu gạch ốp tường hoặc tranh ghép mô tả thực vật ấn tượng.